Hướng dẫn kiểm tra và bảo dưỡng máy chụp X quang

Máy chụp X quang là thiết bị chuẩn đoán hình ảnh tiên tiến hàng đầu giúp chuẩn đoán nhiều bệnh lý từ đơn giản đến phức tạp với nhiều công nghệ giúp từ chụp xương cho đến chụp cắt lớp, chụp mạch xóa nền… Các dòng máy chụp X quang dù là máy chụp X quang cao tần hay X quang kỹ thuật số đều là các thiết bị đắt tiền và đóng vai trò quan trọng trong khám chữa bệnh. Chính vì vậy việc sử dụng làm sao cho hiệu quả và đảm bảo tuổi thọ của máy là rất quan trọng. Do đó ngoài việc vận hành đúng quy trình thì việc kiểm tra và bảo dưỡng máy chụp X quang định kỳ cũng cần được quan tâm để đảm bảo máy vận hành được chính xác và an toàn. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có cái nhìn khái quát nhất về quy trình kiểm tra và bảo dưỡng máy chụp X quang.

Hướng dẫn quy trình kiểm tra và bảo dưỡng máy chụp X quang.

Quy trình kiểm tra và bảo dưỡng máy chụp X quang nên được tiến hành định kỳ 6-12 tháng/lần

Quy trình kiểm tra và bảo dưỡng máy chụp X quang
Quy trình kiểm tra và bảo dưỡng máy chụp X quang

Bước1.Kiểm tra tủ điều khiển

  • Làm sạch thật kỹ bên trong và bên ngoài tủ điều khiển bằng máy hút chân không
  • Kiểm tra các nút bấm,công tắc xem có lành lặn ,hỏng hóc gì về cơ học không…
  • Kiểm tra các điểm tiếp xúc,rơ le xem có lành lặn ,hỏng hóc gì không…
  • Kiểm tra các đường dây cao thế
  • Kiểm tra chức năng của đồng hồ hẹn giờ an toàn dự trữ.

Bước 2: Kiểm tra máy biến thế cao thế

  • Làm sạch các bộ phận bên ngoài.
  • Kiểm tra tất cả các điểm nối đến biến thế cao thế.
  • Kiểm tra dầu trong máy biến thế
  • Kiểm tra các đầu dây cao thế.
  • Kiểm tra các điểm tiếp xúc với nguồn chính.

Bước 3:Kiểm tra đèn X-Quang ( dưới bàn và trên bàn)

  • Kiểm tra các đèn ,như là xem có vết rạn nào trên anode không,có dò gỉ dầu ra nhà hay không…
  • Kiểm tra ống chuẩn trực
  • Kiểm tra các tiêu điểm của đèn
  • Kiểm tra bàn chiếu điện
  • Kiểm tra bóng tăng sáng của hệ thống X-Quang và hệ thống truyền hình nếu có.
  • Kiểm tra ống chuẩn trực dưới bàn ,kiểm tra sự hoạt động trơn tru của cửa chắn sáng.

Bước 4: Kiểm tra bóng trên bàn

  • Kiểm tra chức năng các khóa.
  • Kiểm tra cáp đối trọng và các kẹp
  • Kiểm tra giá đệm xem có bị hao mòn gì không,dầu máy nếu cần thiết.

Bước 5: Kiểm tra trên bàn X-Quang.

  • Lau thật kỹ, loại bỏ hết các mảnh vụn,bụi bẩn
  • Kiểm tra bàn chiếu điện
  • Kiểm tra trụ đỡ và bề mặt trụ,dầu nếu cần thiết.
  • Kiểm tra cáp đối trọng và các cái kẹp.
  • Kiểm tra chức năng các thiết bị an toàn và phanh điện từ
  • Kiểm tra bộ lọc tia, khay cassette, kiểm tra khóa bộ lọc tia.

Bước 6: Kiểm tra giá chụp phổi và cột treo bóng

  • Kiểm tra lưới X-Quang
  • Kiểm tra khay Cassette đứng.
  • Kiểm tra giá trụ,cáp đối trọng,dầu ,và làm cho chặt lại nếu cần thiết.

Bước 7: Kiểm tra bộ phận chụp cắt lớp

  • Làm sạch bề mặt giá trụ
  • Lau dầu cho giá trụ nếu cần thiết.
  • Kiểm tra động cơ giá trụ
  • Kiểm tra xem mức độ hoạt động quá tải không.

Bước 8: Kiểm tra việc phát tia,ví dụ như mA,KV đỉnh,thời gian.

Bước 9: Kiểm tra bộ phận chiếu,ví dụ KV đỉnh,Ma

Bước 10: Kiểm tra thiết bị bấm ,giờ của bộ phận chiếu và chụp X-Quang và thiết bị bấm giờ chụp X-Quang dự trữ.

Bước 11:Điều chỉnh các chỉ số đồng hồ cho chính xác và các tín hiệu nghe nhìn cho thích hợp.

Thông thường các máy chụp X quang đều có các bộ phận như trên, tuy nhiên chúng có thể được cấu tạo và thiết kế khác nhau nhất là đối với các dòng X quang kỹ thuật số hiện tại. Do đó để kiểm tra và bảo dưỡng máy chụp X quang đúng cách cần được tiến hành bởi đội ngũ kỹ sư có chuyên môn và được đào tạo về máy X-Quang.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *